Tình hình kinh tế đất nước phát triển. Có rất nhiều những khu công nghiệp, khu chế xuất được hình thành. Tại các khu công nghiệp này sẽ lại có rất nhiều những nhà máy nằm bên trong. Và đây là một mục tiêu sẽ cần đến rất nhiều những vị trí bảo vệ trong cùng một địa điểm. Chứ không như những mục tiêu thông thường khác. Vậy thì nhiệm vụ và công việc cụ thể của những nhân viên bảo vệ và các vị trí bảo vệ nhà máy sẽ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi trong bài viết này nhé.
Xem thêm: Dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp cho nhà máy
Mục lục bài viết
Các vị trí trong bảo vệ nhà máy
Trong bài viết này, bảo vệ PMV sẽ đi vào phân tích cách bố trí số lượng vị trí bảo vệ. Nhiệm vụ của từng vị trí bảo vệ nhà máy. Tùy quy mô từng nhà máy mà sắp xếp các vị trí bảo vệ trong nhà máy. Thông thường các vị trí sẽ bao gồm:
- Vị trí bảo vệ cổng chính nhà máy
- Bảo vệ cổng phụ nhà máy
- Nhân viên bảo vệ kiểm soát nhập hàng vào nhà máy
- Vị trí bảo vệ kiểm soát xuất hàng ra nhà máy
- Bảo vệ quan sát cảnh giới trong nhà máy
- Vị trí bảo vệ tuần tra nhà máy
Mỗi vị trí bảo vệ có những vai trò, nhiệm vụ khách nhau. Nhưng tất cả cùng chung một trách nhiệm là đảm bảo an ninh, an toàn cho nhà máy. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu nhiệm vụ cơ bản của từng vị trí nêu trên.
Nhiệm vụ của vị trí cổng chính bảo vệ nhà máy
Chúng ta sẽ bắt đầu từ vị trí cổng chính trong danh sách các vị trí bảo vệ nhà máy. Đây là một trong số những vị trí quan trọng của mục tiêu. Nó không chỉ là bộ mặt mà còn là lá chắn bảo vệ của nhà máy. Vị trí cổng chính với nhiệm vụ chính là kiểm soát người, phương tiện và tài sản ra vào. Vị trí cổng chính có rất nhiều việc phải làm; một trong số đó là: “đón tiếp khách đến nhà máy liên hệ công tác”

Vị trí cổng chính là một vị trí quan trọng nhất trong các vị trí bảo vệ nhà máy
Quy trình đăng ký cho khách đến
Mỗi một nhà máy có thể có những yêu cầu khác nhau về quy trình đón tiếp khách đến. Nếu bạn được bố trí làm việc tại nhà máy nào; bạn phải tìm hiểu để nắm rõ quy định đón tiếp khách ở mục tiêu đó. Dưới đây là một quy trình cơ bản bản thường được áp dụng cho nhiều nhà máy:
- Khi thấy có khách đến, nhân viên bảo vệ nếu đang ngồi thì phải đứng dậy chào khách.
- Lễ phép, lịch sự hỏi khách cần gặp ai?
- Gọi điện liên hệ tới người khách muốn gặp để xác nhận. Sau khi người cần gặp đã đồng ý tiếp khách. Bảo vệ tiến hành làm thủ tục đăng ký cho khách.
Công việc tiếp theo
- Bắt đầu là việc đề nghị khách xuất trình giấy tờ tùy thân (ID, CMND)
- Ghi đầy đủ thông tin khách từ CMND vào trong sổ đăng ký khách
- Phát thẻ khách cho khách
- Đứng dậy hướng dẫn cho khách cách di chuyển vào nhà máy,
- Thông báo cho các vị trí bảo vệ trong nhà máy (nếu cần)
Chi tiết hơn có thể xem tại: Quy trình kiểm soát Khách ra vào | Quy trình đón tiếp khách chuyên nghiệp
Làm thủ tục đăng ký cho khách vào nhà máy là một nhiệm vụ rất quan trọng. Công việc này không chỉ thể hiện tính chuyên nghiệp của bảo vệ; mà còn thể hiện bộ mặt của nhà máy khi chào đón những vị khách. Chính vì vậy, đòi hỏi anh chị em bảo vệ chúng ta không những nắm chắc; làm đúng, làm đủ quy trình, mà còn cần ở người bảo vệ sự linh hoạt, lịch sự, lễ phép, ân cần… Có như vậy chúng ta mới là người hoàn thành nhiệm vụ nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp.
Những nhiệm vụ khác của vị trí cổng chính bảo vệ nhà máy
Bên cạnh nhiệm vụ đăng ký khách, vị trí cổng chính của bảo vệ nhà máy còn rất nhiều việc phải làm. Trong đó được liệt kê như:
- Kiểm soát các phương tiện ra vào
- Giám sát hàng hóa tài sản qua cổng
- Kiểm soát các nhà thầu
- Quan sát công nhân ra vào trong giờ làm việc…
Mỗi một nhiệm vụ có thể sẽ có những quy trình riêng biệt mà bảo vệ phải thực hiện cho đúng. Vị trí này cũng đòi hỏi nhân viên bảo vệ phải ghi chép nhanh nhạy; chữ viết phải sạch đẹp rõ ràng, và phải cập nhật thường xuyên những dữ liệu hàng hóa xuất nhập ra vào cổng chính. Cổng chính cần phải phối hợp với các vị trí bảo vệ trong nhà máy.
Vị trí giám sát xuất nhập hàng nhà máy
Nhân viên bảo vệ nhà máy làm việc tại các vị trí giám sát xuất nhập hàng hóa có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát; giám sát chặt chẽ mọi hàng hóa được đưa từ kho lên xe xuất ra ngoài hoặc đưa từ xe xuống để nhập vào kho. Mỗi một nhà máy máy có thể có những quy trình xuất nhập hàng hóa khác biệt nhau.
Nhưng tất cả đều có chung một yêu cầu về trách nhiệm của bảo vệ. Các vị trí bảo vệ trong nhà máy phải am hiểu mặt hàng đang sản xuất.

Vị trí giám sát xuất nhập hàng của bảo vệ nhà đòi hỏi tính tập trung cao trong các vị trí bảo vệ trong nhà máy
Trách nhiệm của vị trí giám sát xuất nhập hàng
Trách nhiệm của bảo vệ là không để xảy ra nhầm lẫn; thất thoát hàng hóa tài sản của nhà máy trong quá trình xuất hoặc nhập tại nhà máy. Yêu cầu quan trọng của vị trí này; là bạn phải am hiểu các mẫu biểu chứng từ giao nhận hàng. Bạn phải hiểu biết, nhận diện được các mã hàng, quy cách; chủng loại của từng sản phẩm nhà máy.
Đồng thời bạn phải tinh mắt, tập trung cao độ trong quá trình giám sát xuất nhập hàng. Ghi chép cẩn thận các thông tin chính xác vào sổ sách. Phối hợp cung cấp thông tin cho vị trí cổng. Ngoài việc trực tiếp giám sát xuất, nhập hàng hóa. Bảo vệ cũng có bổn phận đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực.
Thực hiện kiểm soát an ninh, an toàn. Không cho những người không phận sự được có mặt trong khu vực xuất nhập hàng. Bạn sẽ phải hành động ngay lập tức; khi có bất cứ sự cố gì liên quan đến an ninh an toàn trong khu vực làm việc của bạn.
Vị trí bảo vệ tuần tra nhà máy
Một vị trí bảo vệ rất quan trọng khác trong nhà máy đó là vị trí tuần tra. Khác với những vị trí ngồi cổng, giám sát xuất nhập hàng… Vị trí tuần tra của bảo vệ nhà máy yêu cầu bảo vệ phải thường xuyên di chuyển hay còn gọi là đi tuần. Để tuần tra có hiệu quả, các nhân viên bảo vệ phải am hiểu các nội quy; quy định của nhà máy.
Am hiểu hệ thống phòng cháy chữa cháy được thiết lập bên trong nhà máy. Bảo vệ phải nắm rõ những nơi trọng yếu trong khuôn viên nhà máy. Biết rõ những nơi có nguy cơ kẻ gian đột nhập; hoặc những nơi thường xảy ra những vi phạm đến từ công nhân. Tuần tra có thể kết hợp kiểm tra, hỗ trợ các vị trí bảo vệ trong nhà máy

Tuần tra là một vị trí không thể thiếu trong các vị trí bảo vệ trong nhà máy
Khi đi tuần
Trong khi tuần tra, bảo vệ phải tập trung quan sát phát hiện. Bạn phải quan sát bằng mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi… Để có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường; những vấn đề liên quan đến an ninh, an toàn cho nhà máy. Trong khi đi tuần, nếu phát hiện công nhân viên của nhà máy vi phạm các nội quy quy định của nhà máy.
Bảo vệ sẽ phải lập biên bản để duy trì nghiêm túc nội quy trật tự của nhà máy. Nếu phát hiện những sự cố liên quan đến an ninh, an toàn, bảo vệ tuần tra sẽ phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo hoặc tiến hành xử lý ngay.
Báo cáo tuần tra
Sau mỗi lộ trình tuần tra hoặc sau mỗi ca trực, bạn có thể phải viết các báo cáo tuần tra. Tích cực tuần tra và nắm vững nghiệp vụ luôn đem lại những giá trị tốt về mặt an ninh an toàn cho mục tiêu nhà máy.
Trách nhiệm của các vị trí bảo vệ nhà máy
Công việc các vị trí bảo vệ nhà máy tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ rất cao. Mỗi vị trí đảm nhiệm những nhiệm vụ quan trọng khác nhau và họ phải luôn tập trung cao độ. Bởi mọi sự chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm của bảo vệ đều có thể xảy ra hậu quả mất an ninh; an toàn cho mục tiêu. Nói đến đây thì cũng đến lúc công nhân sắp kết thúc ca làm việc của mình. Mời anh/chị cùng xem tiếp hoạt động trong ngày còn lại của nhân viên bảo vệ nhà máy nhé.
Khi công nhân ra về, bảo vệ lại tập trung để thu hồi vé xe, kiểm soát công nhân ra ca. Việc kiểm tra thẻ giữ xe phải rất cẩn thận, tránh trường hợp kẻ gian đánh tráo thẻ, tráo số xe…
Kiểm tra khi công nhân ra về: Tại một số nhà máy bảo vệ phải thực hiện nhiệm vụ kiểm tra thân người; túi xách và các trang thiết bị khác đối với công nhân khi rời khỏi nhà máy. Việc kiểm tra này nhằm đảm bảo không có hàng hóa; tài sản được cất giấu mang ra ngoài bất hợp pháp. Nếu phát hiện trường hợp gian dối của công nhân; bảo vệ sẽ thu giữ vật chứng và lập biên bản, báo lên Ban lãnh đạo nhà máy để xử lý.
Bàn giao cho ca sau
Cuối ca trực phải thực hiện công tác bàn giao ca. Các vị trí bảo vệ nhà máy phải bàn giao chi tiết những công việc đã xử lý; công việc còn lại bàn giao cho ca sau. Khi bàn giao cho ca sau, cần nói tóm tắt tình hình ca trực; nhấn mạnh những bất thường có thể xảy ra. Để biết thêm có thể xem chi tiết những quy định về giao nhận ca và đặc biệt là bạn phải tuân thủ theo: Quy trình giao nhận ca trực bảo vệ
Chúc mừng bạn đã hoàn thành xong ca trực ban ngày trong vai trò bảo vệ nhà máy. Sau khi bạn bàn giao xong là đến nhiệm vụ của ca sau. Ca sau thường là ca đêm. Và công việc cụ thể của bảo vệ ban đêm thì chúng ta có thể xem thêm tại: Bảo vệ nhà máy vào ban đêm
Bạn cũng có xem video này để hiểu rõ hơn về Các vị trí bảo vệ trong Nhà Máy
Để được hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất về dịch vụ bảo vệ. Quý anh chị có thể liên hệ với chúng tôi qua:
- CÔNG TY DỊCH VỤ BẢO VỆ PHÁT MINH VƯỢNG
- Tại HCM: 40/18 Trần Não, Phường An Khánh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Tại Hà Nội: C20910, Vinhome 119 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 1900 633 838
Để biết thêm về các thông tin việc làm. Quý anh chị có thể xem thêm tại Tiktok.
Quá hay, quá chuyên nghiệp khi đọc 2 quy trình Đăng Ký Khách và Bàn Giao Ca của bên bạn! Tks bạn, đề nghị bạn tích cực chia sẻ để anh em trong nghề học hỏi nhé!
Cảm ơn bạn! Chúng tôi còn rất nhiều quy trình trên trang web, bạn tìm xem nhé!