Tôi đã thấy nhiều anh bảo vệ đeo công cụ hỗ trợ ngoài đường. Có thể là anh ta tự trang bị hoặc mang từ Mục tiêu về nhà. Dù bằng hình thức nào thì anh ta cũng đang sai. Bài viết này sẽ chia sẻ cùng các bạn về những quy định của pháp luật trong quản lý công cụ hỗ trợ. Qua đó trả lời câu hỏi có nên tự trang bị công cụ hỗ trợ hay không?
—————————————
Mục lục bài viết
CÓ NÊN TỰ TRANG BỊ CÔNG CỤ HỖ TRỢ
“Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp” – Khoản 11, Điều 3, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Công cụ hỗ trợ chỉ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả.
Tùy theo từng loại công cụ hỗ trợ mà có tính năng sát thương khác nhau. Súng bắn đạn cao su có thể gây sát thương đến mức làm tê liệt kẻ địch. Nếu bắn trúng vào vào những chỗ hiểm, ở cự ly gần cũng có thể gây tử vong sau đó. Đối với dùi cui kim loại nếu đánh mạnh vào chỗ hiểm cũng có thể dẫn đến tử vong. Bởi vậy, sử dụng công cụ hỗ trợ là phải được đào tạo và cấp phép.
Bảo vệ được trang bị công cụ hỗ trợ gì?
Là nhân viên bảo vệ, bạn có thể được trang bị công cụ hỗ trợ theo quy định. Ở đây là công ty trang bị cho bạn chứ không phải bạn tự trang bị công cụ hỗ trợ cho mình.
Bảo vệ được trang bị những công cụ hỗ trợ gì? Bảo vệ có súng hay không?
Khi được trang bị công cụ hỗ trợ, nhân viên bảo vệ phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn theo quy định của luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Có nên tự trang bị công cụ hỗ trợ
Nhiều người rất thích mang theo hung khí vũ khí giấu trong mình, như dao, kiếm, mã tấu … Sau này có những loại công cụ hỗ trợ nhìn đẹp mắt và “chất” thì lại thích có một cái. Vì vậy, nhiều người đã tự trang bị công cụ hỗ trợ mua trôi nổi ngoài thị trường.
Thực tế thì một bình xịt hơi cay, cây roi điện … cũng không giúp nhiều cho bạn. Nếu là súng thì uy lực lớn hơn nhưng tốn kém và phải biết cách sử dụng nữa. Vấn đề là bạn tự trang bị công cụ hỗ trợ để làm gì?
Mang theo công cụ hỗ trợ bên mình có vi phạm hay không?
Căn cứ pháp lý:
- Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017
- Nghị định số 79/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
- Thông tư số 16/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
- Thông tư số 17/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
- Thông tư số 18/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu và trình tự cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy phép, Giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, thông báo xác nhận khai báo vũ khí thô sơ.
Tự trang bị công cụ hỗ trợ
Nhiều người mang theo công cụ hỗ trợ để phòng thân mà không hề biết mình đang vi phạm pháp luật. Hãy tìm hiểu thật kĩ càng trước khi quyết định trang bị cho mình một món đồ tự vệ nhé!
Theo khoản 1 điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì cá nhân hoàn toàn bị cấm sử dụng và sở hữu công cụ hỗ trợ. Bạn nhớ nhé!
Chỉ những ai có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mới có thể được sử dụng công cụ hỗ trợ theo khoản 3 điều 4 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ,
Xem thêm: Video hướng dẫn sử dụng công cụ hỗ trợ
Có nên tự trang bị công cụ hỗ trợ cho cá nhân
Theo chúng tôi, câu trả lời chắc chắn là không nên tự trang bị công cụ hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu bạn hỏi có nên mang theo một vật để phòng vệ thì chúng tôi trả lời là có.
Thứ nhất về công cụ hỗ trợ bạn không nên mang bởi vì đó là điều mà pháp luật đang cấm. Khi bạn sử dụng công cụ hỗ trợ để tự vệ, dù bạn đúng thì cũng thành sai. Đó là chưa kể nếu bạn gây sát thương cho đối phương.
Nếu bạn nhặt được hòn đá, khúc gậy bên đường, hay đồ dùng cá nhân của bạn. Bạn chống trả đối phương để phòng vệ bằng những thiết bị đó. Đối phương có thể bị thương nặng hoặc nhẹ. bạn có thể không sao vì bạn đang phòng vệ chính đáng.
Nhưng nếu cũng là vết thương đó, mà bạn sử dụng công cụ hỗ trợ thì mọi việc sẽ khác hoàn toàn. Có thể khác tới 180 độ. Vì vậy, không nên tự trang bị công cụ hỗ trợ. Đừng trang bị những gì thuộc về danh mục công cụ hỗ trợ. Mà hãy thông minh lựa chọn món đồ phòng vệ hợp pháp.
Món đồ phòng vệ khôn ngoan và hợp pháp
Nếu không thể tự trang bị công cụ hỗ trợ thì hãy mang theo món đồ hợp pháp.
Tùy theo công việc của bạn và điều kiện cho phép để bạn có lý khi mang theo một số món đồ phòng vệ. Nhưng điều quan trọng là tính hợp lý của nó. Một con dao bấm bỏ vào trong giỏ đi làm với lý do dùng để ăn trái cây. Một cây đèn pin tự vệ với lý do để dùng khi gặp trời tối. Một cái mỏ lết trong cốp xe để sửa xe dọc đường v.v. Là những lý không không ai bắt bẻ được bạn.
Món đồ phòng vệ hợp pháp cho nữ
Đối với các bạn nữ, hãy mang theo con dao dọc giấy, hoặc một số cấy viết (bút) chắc và cứng. Một chai nước hoa (dầu thơm) cũng là món đồ phòng vệ hợp pháp.
Nếu bạn xịt thẳng nước hoa vào mắt đối tượng sẽ làm hạn chế rất nhiều hành động của đối tượng. Nhưng hãy nhớ rằng, đừng mang theo các bình xịt hơi cay, bởi đó là công cụ hỗ trợ. Trong khi xét về mặt tác dụng 2 thứ trên cũng một 10 một 8. Đều có khả năng hạn chế đối tượng.
Hãy mang theo bất cứ vật gì trong người mà có khả năng giúp bạn hạn chế đối tượng. Đừng mang những thứ thuộc danh mục công cụ hỗ trợ. Đó chính là món đồ phòng vệ khôn ngoan và hợp pháp.
Xem thêm: Phân biệt công cụ hỗ trợ và trang thiết bị.
Lưu ý với các nhân viên bảo vệ mang công cụ hỗ trợ
Đôi khi chúng ta vẫn thấy một số anh chàng bảo vệ mang công cụ hỗ trợ đi ròng ròng ngoài đường. Các bạn ấy cho rằng mang theo để phòng vệ. Không không không, cái đó là sai mà không đủ điều kiện là bị phạt nặng đó nhé bạn!
Điều đầu tiên ta phải khẳng định rằng công cụ hỗ trợ là để trang bị cho công việc. Nếu bạn là nhân viên bảo vệ thì công cụ hỗ trợ bạn đeo bên mình đó là trang bị cho Mục tiêu. Khi bạn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tại Mục tiêu, bạn được yêu cầu mang theo công cụ hỗ trợ. Đó là bạn mang công cụ hỗ trợ trong người trên danh nghĩa bạn đang làm việc. Công cụ hỗ trợ đó không phải dùng cho cá nhân bạn.
Khi bạn mang theo công cụ hỗ trợ, hãy nhớ rằng bạn phải có giấy phép sử dụng kèm theo. Dưới đây là mẫu các giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ. Hãy nhớ rằng, nếu không có bạn sẽ bị phạt rất nặng.
Không nên tự trang bị công cụ hỗ trợ
Tóm lại là không nên tự trang bị công cụ hỗ trợ bởi vì rất dễ vi phạm pháp luật. Cách tốt nhất là hãy sống vui vẻ, chan hòa, cảm thông, nhường nhịn; đừng để dẫn đến bất hòa. Nếu vì công việc bạn phải đi đêm hoặc thường đi qua những chỗ nguy hiểm thì hãy trang bị cho mình một món đồ tự vệ khôn ngoan.
Bảo vệ PMV hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn. Nhất là những bạn hay hỏi: Có nên tự trang bị công cụ hỗ trợ?